Kim thu sét Phúc Thành

Sử dụng kim thu sét
Kim thu sét ra đời vào năm 1752 bởi nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin. Khi đó, ông đã làm thí nghiệm về điện trong khí quyển. Ông đã buộc một chiếc diều vào một chiếc cột nhà, ở đó ông cũng buộc một chiếc chìa khóa. Sau đó, khi cơn giông ập tới, mưa bắt đầu xối xả thấm ướt vào chiếc dây của diều. Sấm sét đánh vào con diều. Do bị ướt bởi nước mưa nên con diều có khả năng dẫn điện.
Khi sờ vào chìa khóa, Benjamin Franklin đã cảm thấy bị điện giật. Sau đó, ông dùng chai Leyden để tích điện và đã tích được một lượng điện rất lớn.
Đây thực sự là một thí nghiệm vô cùng nguy hiểm vì một thí nghiệm tương tự được diễn ra vào năm sau đó đã lấy mạng một nhà vật lý người Nga, gốc Đức Georg Wilhelm Richmann.
Nhờ có thí nghiệm trên, Benjamin Franklin đã mạnh dạn sử dụng cột thu lôi đầu tiên tại Philadelphia. Sau nhiều ngày giông bão, căn nhà được trang bị kim thu điện đã không hề bị ảnh hưởng. Khi nhận thấy điều đó, người dân ở Philadelphia cũng đã làm theo. Nhờ đó, kim thu lôi dần trở nên phổ biến và ngày nay đã được sử dụng trên toàn thế giới.

Nguyên Lý Hoạt Động Kim Thu Sét

Kim thu sét chỉ hoạt động khi xuất hiện trong các trận giông bão. Lúc ấy, các đám mây đã tích điện âm và mặt đất tích điện dương. Giữa mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. Lúc này, sét được hình thành. Những chỗ nhô cao trên mặt đất (nhà, đồi, núi,..) là những nơi có điện trường mạnh nhất. Chính vì thế, những nơi đó thường bị sét đánh nhiều nhất (nhà càng cao càng dễ bị sét đánh).
Khi sét đánh vào công trình có trang bị kim thu sét, các mũi nhọn sẽ phát huy tác dụng. Do cao và nhọn, kim thu sét sẽ có điện trường lớn nên sét sẽ đánh vào đó.
Sau khi bị sét đánh, nó dẫn dòng điện xuống dưới mặt đất. Dòng điện ấy sẽ được trung hòa về điện khi truyền xuống đất vì đất mang điện tích dương, còn dòng điện trong cột thu lôi mang điện tích âm.
Mời bạn xem thêm về Phòng Cháy Phúc Thành tại website của chúng tôi


Liên kết MXH:


Google+
Behance
Github
Medium
Tumblr
Wordpress
Blogspot


Nhận xét

Bài đăng phổ biến