Cọc tiếp địa Phúc Thành

Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét có tác dụng phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng của con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện.

Phân Loại Cọc Tiếp Địa

Dựa vào chất liệu, người ta chia cọc tiếp địa thành 3 loại khác nhau, bao gồm:
  • Cọc tiếp địa bằng đồng (vàng hoặc đỏ)
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (nhúng nóng hoặc điện phân)
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng (nhúng nóng hoặc điện phân)
Trong số đó, cọc đồng nguyên chất là loại tốt hơn vì tính dẫn điện của đồng tốt hơn thép. Bù lại, đây cũng là loại cọc tiếp địa có chi phí khá cao và khó thi công hơn do đồng dẻo hơn thép và dễ bị cong vênh trong quá trình thi công.

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Về Cọc Tiếp Địa

Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị cho các công trình công nghiệp- Yêu cầu chung.
Cọc tiếp địa loại thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế, nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 16 mm nếu là điện cực thép và không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép; Không được dùng thanh thép gai hoặc thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc nhọn;
Cọc tiếp địa thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm, thiết bị này phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác.
Cọc tiếp địa loại ống kim loại phải có đường kính trong tối thiểu 19mm và chiều dày ống tối thiểu 2,45mm. Điện cực ống thép phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác và phải là loại ống rắn chắc.
Mời bạn xem thêm về Phòng Cháy Phúc Thành tại website của chúng tôi


Liên kết MXH:


Google+
Github

Nhận xét

Bài đăng phổ biến